Bên cạnh những yêu cầu về khí hậu, thổ nhưỡng, điều kiện tự nhiên…, để sâm Ngọc Linh đạt được hàm lượng dinh dưỡng chuẩn còn cần có thời gian sinh trưởng ít nhất là 6-8 năm. Sâm Ngọc Linh là sâm quý nhất thế giới với số lượng saponin cao nhất trong các loại sâm và tỷ lệ chiết suất cũng là cao nhất.

Sâm Ngọc Linh, Sâm Nghị Gia

Sâm Ngọc Linh tươi tại Sâm Nghị Gia

Sâm Ngọc Linh là Sâm gì mà lại được gọi là Quốc Bảo Viêt Nam?

Với hàm lượng dinh dưỡng cao, chứa tới 52 saponin quý hiếm được thế giới công nhận, quốc bảo sâm Ngọc Linh hiện nay có giá trị kinh tế rất cao, vào khoảng 300 đến 400 triệu đồng/kg sâm tươi. Trồng sâu trong những cánh rừng tự nhiên, không nhiều người được tiếp xúc, khiến cho sâm Ngọc Linh càng “bí hiểm” với người tiêu dùng. 

Các loại sâm như sâm Triều Tiên, sâm Hàn Quốc, sâm Mỹ có 26 Saponin với cấu trúc hóa học thông thường. Trong khi đó, sâm Ngọc Linh của Việt Nam có đến 52 Saponin, đặc biệt, có đến hơn 20 loại Saponin chỉ sâm Ngọc Linh có mà các loài sâm khác không có. Chính bởi vậy, sâm Ngọc Linh được coi là loại sâm quý nhất thế giới.

Sâm Ngọc Linh, Sâm Nghị Gia sâm tốt nhất thế giới

Sâm Ngọc Linh tại Sâm Nghị Gia sâm tốt nhất thế giới

Xem thêm: THỜI ĐIỂM UỐNG SÂM NGỌC LINH – LÚC NÀO THÌ TỐT?

Ngoài ra Sâm Ngọc Linh còn có tác dụng thần kỳ với Tuyến Yên, giúp sản sinh ra tế bào gốc giúp tái tạo và làm mới cơ thể. Các tế bào trong cơ thể liên tục chết đi được đào thải ra ra ngoài và liên tục được tái tạo và làm mới tế bào tiếp theo. Việc lão hóa và già đi là do tốc độ tế bào chết đi nhanh hơn so với tế bào được tạo ra và tái tạo. Thời điểm gần đây việc Sâm Ngọc Linh bị làm giả đã làm ảnh hưởng rất nhiều tới các doanh nghiệp đang kinh doanh các sản phẩm Sâm Ngọc Linh chính hãng. Từ việc phá giá cho tới chất lượng sản phẩm không đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng.

1. Những mánh khóe tinh vi của những kẻ lừa đảo Sâm Ngọc Linh giả

Lợi dụng sự khan hiếm về sản phẩm và thông tin chính thống về nguồn gốc của Sâm Ngọc Linh, một số cá nhân, doanh nghiệp đã dùng nhiều cách đánh lừa người tiêu dùng để trục lợi. Để tạo niềm tin, các cá nhân, doanh nghiệp đã “khai khống” diện tích trồng sâm Ngọc Linh, đưa ra những “hợp đồng ma” liên kết trồng sâm Ngọc Linh với người dân tại vùng có chỉ dẫn địa lý sâm Ngọc Linh.

Khi người mua tỏ ra ngờ vực thì các đối tượng này lại đánh vào tâm lý người tiêu dùng bằng các “bánh vẽ” về các đề tài nghiên cứu khoa học, dự án bảo tồn sâm Ngọc Linh được Nhà nước đầu tư hàng trăm đến hàng nghìn tỷ đồng

Công ty cổ phần Tập đoàn Mỹ Hạnh thành lập năm 2017. Đến năm 2021, công ty này đã có hàng chục sản phẩm được chế biến từ sâm Ngọc Linh mang thương hiệu của riêng mình. Trong khi đó, với sâm Ngọc Linh thì phải được trồng khoảng 8 năm trở lên mới đạt chuẩn khai thác để chế biến ra sản phẩm.

sâm ngọc linh giả lừa đảo của công ty mỹ hạnh

sâm ngọc linh giả lừa đảo của công ty mỹ hạnh

Để thuyết phục nhà đầu tư, Công ty cổ phần Tập đoàn Mỹ Hạnh tung ra hàng loạt hình ảnh vườn sâm Ngọc Linh đã được trồng bài bản, một số hình ảnh đẹp, bắt mắt; trong đó, có một số trùng khớp với vườn sâm của các công ty trồng sâm được tỉnh Kon Tum cấp phép trồng tại núi Ngọc Linh. Cùng với đó là các dự án trồng, bảo tồn sâm Ngọc Linh tại hai tỉnh Kon Tum và Quảng Nam được Nhà nước tài trợ hàng chục nghìn tỷ đồng. (Theo nguồn báo nhân dân)

2. Có đất trồng Sâm Ngọc Linh hàng chục tỷ đồng nhưng chỉ là trên giấy

Cuối tháng 11/2021, Công ty cổ phần đầu tư Sâm Việt Nam tổ chức Lễ khai trương hoành tráng, hô khẩu hiệu “đưa thương hiệu sâm Ngọc Linh sẽ sớm vươn tầm ra thế giới, nâng giá trị và uy tín thương hiệu sâm Ngọc Linh”. Công ty này giới thiệu có vườn sâm Ngọc Linh gốc 10 ha, trồng từ 1 đến 8 năm, tại hai huyện Tu Mơ Rông và Đăk Glei, tỉnh Kon Tum, cùng đó là khu nuôi cấy mô tại huyện Kon Plông. Ngoài ra, công ty còn mô hình liên kết để tạo sinh kế cho người dân tại chỗ ở Tu Mơ Rông và Đăk Glei.

Thế nhưng, công ty này chỉ mới thành lập năm 2019, chưa từng thu hoạch được một cây sâm Ngọc Linh nào và 10 ha sâm Ngọc Linh công bố thì chỉ có “trên giấy”. Đáng chú ý, tháng 4/2021, công ty đã có đơn gửi Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kon Tum đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh” cho sản phẩm sâm củ của công ty với số lượng 500.000 cây.

Hành vi lừa đảo của Công ty Mỹ Hạnh

Hành vi lừa đảo của Công ty Mỹ Hạnh

Theo các chuyên gia trồng sâm lâu năm, thì sâm trồng bình quân 10 nghìn cây/ha, với số lượng này, thì diện tích đã trồng ít nhất là 50 ha, không phải 10 ha như công bố. Việc này đặt cho dư luận nghi vấn về nguồn gốc số lượng sâm củ để sản xuất ra các thành phẩm lưu hành trên thị trường có trồng ở vùng chỉ dẫn địa lý sâm Ngọc Linh hay từ một nơi nào khác?

Hay như cuối năm 2022, dư luận trên địa bàn tỉnh Kon Tum xôn xao về thông tin Công ty cổ phần Tập đoàn Y dược Sâm Ngọc Linh Việt Nam tuyên bố “sở hữu hơn 7.000 ha vùng trồng sâm tại đỉnh núi Ngọc Linh” và “đã có hơn 600 ha sâm Ngọc Linh trồng hoàn toàn tự nhiên dưới những tán rừng nguyên sinh nằm trên đỉnh Ngọc Linh có độ cao hơn 2.000 m so với mực nước biển”.(Theo nguồn báo nhân dân)

3.  Sự thật được phơi bày

Trả lời về vấn đề này, ông Ngô Việt Thành, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kon Tum cho biết, qua rà soát được biết, Công ty MHG chưa có bất kỳ dự án đầu tư nào hoạt động trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Đặc biệt, chưa có dự án vườn sâm Ngọc Linh nào nằm trên địa bàn huyện Kon Plông.

Hiện các dự án sâm Ngọc Linh được trồng tại 2 huyện Tu Mơ Rông và Đăk Glei theo chỉ dẫn địa lý do Cục sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận. Huyện Kon Plông chưa được cấp chỉ dẫn địa lý nên chưa ghi nhận nhà đầu tư nào thực hiện dự án trồng sâm Ngọc Linh tại đây.

Khẳng định của báo nông nghiệp về công ty MHG

Khẳng định của báo nông nghiệp về công ty MHG

Liên quan đến việc Công ty MHG mua lại HTX Nông nghiệp Tuyết Sơn (huyện Kon Plông) để trồng sâm Ngọc Linh, ông Thành cho biết, HTX này được UBND huyện Kon Plông cấp giấy chứng nhận đăng ký từ năm 2016. Hiện HTX này có 1 dự án nông trại hữu cơ, hoạt động chính là trồng rau, hoa và dược liệu (hồng đẳng sâm và đương quy). Theo báo cáo kết quả kiểm tra liên ngành, HTX này cũng chưa có bất kỳ hoạt động trồng sâm Ngọc Linh nào trên địa bàn huyện Kon Plông. (Nguồn theo báo Nông Nghiệp)

Sâm Ngọc Linh của thương hiệu Sâm Nghị Gia

Với niềm đam mê và mong muốn bảo tồn loại dược liệu quý của Việt Nam, Tiến sĩ Lê Văn Nghị Cố vấn Thương hiệu Sâm Nghị Gia đã dành nhiều thời gian, tâm huyết nghiên cứu về sâm Ngọc Linh. Trong suốt nhiều năm qua, ông cùng các cộng sự lăn lộn, trải nghiệm thực tế tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam để tìm hiểu về đặc tính sinh trưởng của loại cây quý này. Tiến sĩ Lê Văn Nghị và các cộng sự đã được UBND tỉnh Quảng Nam cho thuê 22,77 ha môi trường rừng nguyên sinh thuộc dãy núi Ngọc Linh ở độ cao trên 1.500 mét so với mực nước biển tại khoảnh 2, 3, tiểu khu 858, thôn 3, xã Trà Cang, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam trong thời hạn 40 năm.

Tiến sĩ Lê Văn Nghị Cố vấn Sâm Nghị Gia tại môi trường rừng

Tiến sĩ Lê Văn Nghị Cố vấn Sâm Nghị Gia tại môi trường rừng đặc dụng

Tại đây, ông đã hợp tác với “Vua Sâm Nguyễn Văn Lượng” là người thôn 2, xã Trà Linh, huyện Nam Trà My để sản xuất các sản phẩm sâm Ngọc Linh chất lượng.

Thương hiệu Sâm Nghị Gia cũng ra đời với nhiều sản phẩm như: Củ sâm Ngọc Linh tươi, lá sâm Ngọc Linh khô, sâm Ngọc Linh mật ong, viên hoàn Tinh Bảo Khang, cao sâm Ngọc Linh và tự chế biến rượu gạo Nhật Japonica để tặng khách hàng khi mua sản phẩm của Sâm Nghị Gia.

Xem thêm: Các sản phẩm từ Sâm Ngọc Linh của Sâm Nghị Gia

Khác với những cơ sở sản xuất sâm trên thị trường, Sâm Nghị Gia trực tiếp liên kết, hợp tác trồng, tiêu thụ sâm Ngọc Linh theo quy trình khép kín. Tiến sĩ Lê Văn Nghị trực tiếp mua cây giống đã nhiều năm tuổi (8 năm đến 15 năm tuổi); trực tiếp trồng, bảo vệ sâm Ngọc Linh trên núi cao.

sâm nghị gia, sâm ngọc linh và vua sâm

Tiến Sĩ Lê Văn Nghị – cố vấn Sâm Nghị Gia và Vua Sâm Nguyễn Văn Lượng

Hiện nay, ông đang có hàng ngàn cây sâm Ngọc Linh có độ tuổi từ 1-2 tuổi, đến 10-15 năm tuổi. Tiến sỹ Lê Văn Nghị cũng đặt mục tiêu, quyết tâm phủ kín 22,77 ha môi trường rừng nguyên sinh đã thuê, phát triển giống sâm quý, đưa ra thị trường nhiều sản phẩm chất lượng, tiên dược đại ngàn của núi Ngọc Linh.

Với Tiến sĩ Lê Văn Nghị, việc trồng cây sâm Ngọc Linh, được ví như trồng “cây phúc” vì sức khỏe của mọi người; không chạy theo doanh thu, không chạy theo lợi nhuận, kiên trì mục tiêu; lấy tác dụng, hiệu quả đối với người dùng làm thước đo chất lượng sản phẩm để lan tỏa Thương hiệu Sâm Nghị Gia – Tiên dược núi Ngọc Linh – Báu vật đại ngàn.

Đến với Sâm Nghị Gia Sâm thật-giá trị thật.

(Theo nguồn Báo Dân Trí )

👉 Sâm Nghị Gia – Sâm thật, giá trị thật
☎️ Hotline: 093.610.5588
🏠 Trụ sở: Số 10, ngõ 163, An Dương Vương, Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội
🏠 Showroom: Tòa nhà Nghị Gia, số 168 Hồng Tiến, Long Biên, Hà Nội

Liên hệ với chúng tôi

SÂM NGHỊ GIA

One thought on “Sâm Nghị Gia tìm hiểu Sâm Ngọc Linh thật – giả

  1. Pingback: Lũng đoạn thị trường sâm ngọc linh bởi sâm lậu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *