Từ rất lâu, sâm Ngọc Linh đã được đồng bào dân tộc thiểu số sử dụng trong những bài thuốc cổ truyền, tức là nguồn gốc sâm Ngọc Linh đã có từ rất lâu rồi. Tuy nhiên, mãi đến năm 1973, các nhà khoa học mới phát hiện loại sâm này và chính thức lấy tên là sâm Ngọc Linh. Sâm Ngọc Linh là loại sâm thứ 20 được tìm thấy trên thế giới và chỉ xuất hiện ở Việt Nam. Loại sâm này đặc biệt quý hiếm và được xem là “thần dược” đối với sức khỏe con người. 

1. Đi tìm nguồn gốc sâm Ngọc Linh

1.1. Cây thuốc quý của người dân tộc Xê Đăng

Một trong những niềm tự hào và cũng là đóng góp quan trọng của Việt Nam đối với nền y học thế giới đó là sâm Ngọc Linh. Sâm Ngọc Linh được đánh giá là loại sâm tốt nhất thế giới hiện nay. Đây là loại sâm thứ 20 được tìm thấy trên thế giới, chỉ mọc ở nơi có độ cao từ 1.200m trở lên, được phát hiện vào năm 1973 trên núi Ngọc Linh (thuộc địa phận tỉnh Kon Tum). 

Nguồn gốc sâm Ngọc Linh được người Xê Đăng dùng từ lâu đời
Sâm Ngọc Linh được người Xê Đăng sử dụng như cây thuốc quý từ lâu đời

Thật ra, việc nói sâm Ngọc Linh được phát hiện vào năm 1973 chỉ là phát hiện đối với giới y học. Bởi trước khi có sự phát hiện từ phía các nhà khoa học, loại sâm này đã được đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là dân tộc Xê Đăng sử dụng như một loại thuốc trong những bài thuốc cổ truyền như: cầm máu, lành vết thương, làm thuốc bổ, thuốc trị sốt rét, đau bụng… Người Xê Đăng gọi loại sâm này là củ ngải rọm con.

1.2. Loài tiên thảo phục vụ kháng chiến

Dựa trên những thông tin lưu truyền trong cộng đồng các dân tộc thiểu số tại 2 tỉnh Quảng Nam, Kon Tum về một loại củ quý hiếm trên núi Ngọc Linh có tác dụng tốt đối với sức khỏe con người và do nhu cầu của kháng chiến, ngành dược khu Trung Trung bộ quyết phải tìm ra cây sâm chi (pháp danh khoa học là Panax) tại khu vực này, mặc dù trước đó nhiều nhà khoa học cho rằng chi Panax chỉ có ở miền Bắc.

Năm 1973, một tổ 4 cán bộ gồm dược sĩ Đào Kim Long làm Trưởng đoàn đi điều tra về loại sâm quý hiếm này theo hướng chân núi Ngọc Linh (thuộc huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum). Khi đoàn lên tỉnh Kon Tum, Ban Dân y Kon Tum cử thêm dược tá Nguyễn Thị Lê trợ giúp, dẫn đường lên núi Ngọc Linh. 

1.3. Thời điểm phát hiện

Sau nhiều ngày vượt suối băng rừng, đến ngày 19/3/1973, ở độ cao 1.800m so với mặt nước biển, đoàn đã phát hiện 2 cây sâm đầu tiên. Đến chiều cùng ngày, đoàn phát hiện được một vùng sâm rộng lớn thuộc phía Tây núi Ngọc Linh. Sau 15 ngày nghiên cứu toàn diện về hình thái, sinh thái, quần thể, phân bố, dược sĩ Đào Kim Long đã xác định núi Ngọc Linh là quê hương của cây sâm mới đặc biệt quý hiếm, chưa từng xuất hiện tại bất cứ nơi nào khác trên thế giới.

2. Nguồn gốc sâm Ngọc Linh – Từ truyền thuyết đến khoa học

2.1. Từ truyền thuyết…

Dân tộc Xê Đăng sống bên sườn núi Ngọc Linh khi được hỏi về nguồn gốc sâm Ngọc Linh kể lại rằng, có nàng công chúa xinh đẹp ở thiên đình ngày nọ xuống trần gian đã đem lòng yêu chàng trai Xê Đăng cường tráng, tộc trưởng của làng. Nàng sinh được cậu con trai khuôn mặt sáng như ánh mặt trời.
Ngày nọ, thú dữ tràn vào làng, người chồng chỉ huy dân làng chống lại, nhưng cuối cùng bị thú hại chết, còn con trai bị thú dữ bắt đi. Nàng công chúa đuổi theo và giành lại được con trai nhưng đứa bé rơi vào trạng thái nửa tỉnh nửa mê, cận kề cái chết. Nàng vận hết thần lực truyền cho đứa con yêu quý.
Sâm Ngọc Linh - loại sâm thứ 20 được tìm thấy trên thế giới
Sâm Ngọc Linh được ví như hóa thân của nàng tiên nữ 
Khi cậu bé vượt qua lưỡi hái tử thần và tỉnh lại, cũng là lúc thân xác nàng biến thành cây nhỏ xòe năm lá như năm ngón tay. Cậu bé được dân làng chăm sóc, nhưng khi đêm xuống mẹ hiện về dẫn vào rừng dạo chơi, cho ăn loại củ có vị đắng trước ngọt sau. Ăn củ lạ, cậu bé lớn nhanh như thổi, cường tráng như cha, rồi được dân làng chọn làm tộc trưởng… Từ đó, người Xê Đăng biết dùng loại củ này chữa bệnh và gọi đó là “thuốc giấu”. Họ coi loài cây này như một báu vật thần núi, thần rừng đã ban tặng…

2.2. Đến khoa học…

Khoa học đã chỉ ra rằng, trong 52 loại saponin có trong Sâm Ngọc Linh thì có đến 50% saponin thuộc nhóm hoạt chất ocotillol nhân sâm (sâm Triều Tiên) không có. So sánh hàm lượng saponin, sâm Ngọc Linh cao gấp 3 lần nhân sâm Triều Tiên, hơn 2 lần nhân sâm Trung Quốc, nhân sâm Mỹ. Đặc biệt, nhóm saponin thuộc khung ocotillol như majonosid R2 (M-R2) chiếm hơn 50% hàm lượng saponin toàn phần sâm Ngọc Linh. Đây được coi là đặc trưng để phân biệt sâm Ngọc Linh với các loại sâm khác trên thế giới.
Khoa học đã chứng minh tác dụng thần kỳ của Sâm Ngọc Linh
Khoa học đã chứng minh tác dụng thần kỳ của Sâm Ngọc Linh
Về hiệu quả thực tế, theo chương trình theo dõi trên các bệnh nhân tình nguyện do Bộ phận dược lý Trung tâm sâm Việt Nam thực hiện kết luận: Bệnh nhân cảm thấy ăn ngon hơn, ngủ tốt hơn, tăng thể trọng, tăng thị lực, trí lực và thể lực được cải thiện tốt. Giảm mệt mỏi, chống suy nhược sức khỏe. Gia tăng sức đề kháng của cơ thể trong các bệnh nhiễm trùng khi phối hợp với các loại kháng sinh thông dụng. Cải thiện các chỉ số sinh hóa của cơ thể như: Tăng dung tích sống, tăng chỉ số tiffeneau, giảm cholesterol huyết, tăng tỷ số A/G, tăng số lượng hồng cầu hemoglobin và hematocrit. Cải thiện suy nhược thần kinh, suy nhược sinh dục…
Sâm Ngọc Linh quả thực là ”Báu vật núi Ngọc Linh – Linh dược của đại ngàn”. Chỉ những cây sâm được sinh trưởng và phát triển tự nhiên tại dãy núi Ngọc Linh nằm giữa hai tỉnh Quảng Nam và Kon Tum của Việt Nam thì mới là sâm Ngọc Linh thật.
Xem thêm:

Sâm Ngọc Linh – ”Quốc bảo” của Việt Nam

Sâm Nghị Gia cam kết 100% Sâm Ngọc Linh Nghị Gia cung cấp được trồng và thu hoạch trực tiếp tại vườn rừng tự nhiên, đảm bảo tiêu chuẩn đặc điểm sinh trưởng tốt nhất cho cây sâm Ngọc Linh – Báu vật của đại ngàn.

Liên hệ với chúng tôi

SÂM NGHỊ GIA

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *