Sâm Ngọc Linh là loài sâm thứ 20 được tìm thấy trên thế giới, và cũng là loài sâm quý nhất ở thời điểm hiện tại, được gọi là ”Quốc bảo” của nước ta. Sâm Ngọc Linh chỉ có tại Kon Tum và Quảng Nam, đặc biệt là Sâm Ngọc Linh vùng Nam Trà My. Sâm Ngọc Linh chính là một báu vật từ đại ngàn.

1. Giới thiệu về Sâm Ngọc Linh

Sâm Ngọc Linh (danh pháp khoa học: Panax vietnamensis) là một loài cây thuộc họ Cam tùng (Araliaceae), còn gọi là sâm Việt Nam, sâm Khu Năm (sâm K5), sâm trúc (sâm đốt trúc, trúc tiết nhân sâm) củ ngải rọm con hay cây thuốc giấu, là loại sâm quý được tìm thấy tại miền Trung Trung Bộ Việt Nam, mọc tập trung ở các huyện miền núi Ngọc Linh thuộc huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum, huyện Nam Trà My tỉnh Quảng Nam. Ngoài Ngọc Linh, sâm còn phân bố tại núi Ngọc Lum Heo thuộc xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn và còn có thể có ở đỉnh Ngọc Am tỉnh Quảng Nam theo những kết quả điều tra mới nhất. Trên độ cao 1.200 đến 2.100m, sâm Ngọc Linh mọc dày thành đám dưới tán rừng dọc theo các suối ẩm trên đất nhiều mùn.

Sâm Ngọc Linh được đánh giá là loại sâm có lượng saponin vượt trội hơn tất cả các loại sâm khác trên thế giới
Sâm Ngọc Linh được đánh giá là loại sâm có lượng saponin vượt trội hơn tất cả các loại sâm khác trên thế giới

Sâm Ngọc Linh cũng là loại nhân sâm thứ 20 được tìm thấy trên thế giới. Theo kết quả nghiên cứu từ năm 1978 của Bộ Y tế Việt Nam, phần thân rễ của cây sâm Ngọc Linh Việt Nam chứa 26 hợp chất saponin có cấu trúc hóa học đã biết và 24 saponin có cấu trúc mới không có trong các loại sâm khác, trong khi sâm Triều Tiên có khoảng 25 saponin. Những kết quả nghiên cứu, phân lập thành phần hóa học mới nhất được công bố còn kéo dài danh sách saponin của sâm Ngọc Linh hơn nữa, lên tổng cộng 52 loại. Như vậy, sâm Việt Nam là một trong những loại sâm có hàm lượng saponin nhiều nhất, tương tự một số cây sâm quý đã từng được nghiên cứu sử dụng từ lâu trên thế giới. Hợp chất hóa học đa dạng và tác dụng thực tiễn đối với sức khỏe của con người khiến sâm Ngọc Linh hiện nay được bán trên thị trường với giá càng ngày càng cao, thậm chí còn cao hơn sâm Triều Tiên nhiều lần.

2. Lịch sử phát hiện

Trước khi có sự phát hiện từ phía các nhà khoa học, sâm Ngọc Linh đã được các đồng bào dân tộc thiểu số Trung Trung bộ Việt Nam, đặc biệt là dân tộc Xê Đăng, sử dụng như một loại củ rừng, mà họ gọi là củ ngải rọm con hay cây thuốc giấu, chữa nhiều loại bệnh theo các phương thuốc cổ truyền. Dựa trên những thông tin lưu truyền trong cộng đồng các dân tộc thiểu số Quảng Nam, Kon Tum về một loại củ quý hiếm trên núi Ngọc Linh có tác dụng tốt đối với sức khỏe con người, và do nhu cầu của kháng chiến đã khiến ngành dược khu Trung Trung Bộ quyết phải tìm ra cây sâm chi Panax tại miền Trung, mặc dù trước đó nhiều nhà khoa học cho rằng chi Panax chỉ có ở miền Bắc.

Nguồn gốc sâm Ngọc Linh được người Xê Đăng dùng từ lâu đời
Sâm Ngọc Linh được người Xê Đăng sử dụng như cây thuốc quý từ lâu đời

Năm 1973, khu Y tế Trung Trung bộ cử một tổ 4 cán bộ do dược sĩ Đào Kim Long làm trưởng đoàn, kỹ sư Nguyễn Bá Hoạt, dược sĩ Nguyễn Châu Giang, dược sĩ Trần Thanh Dân là thành viên, đi điều tra phát hiện cây sâm theo hướng chân núi Ngọc Linh thuộc huyện Đắc Tô tỉnh Kon Tum. Khi đoàn lên tỉnh Kon Tum, Ban Dân y Kon Tum cử thêm dược tá Nguyễn Thị Lê trợ giúp cho đoàn, dẫn đường lên núi Ngọc Linh.

Sâm Ngọc Linh sinh trưởng tốt nhất tại rừng nguyên sinh đặc dụng
Sâm Ngọc Linh sinh trưởng tốt nhất tại rừng nguyên sinh đặc dụng

Sau nhiều ngày vượt suối băng rừng, đến 9 giờ sáng ngày 19 tháng 03 năm 1973, ở độ cao 1.800 mét so với mặt biển, đoàn đã phát hiện hai cây sâm đầu tiên và ngay buổi chiều cùng ngày đã phát hiện được một vùng sâm rộng lớn thuộc phía Tây núi Ngọc Linh. Sau 15 ngày nghiên cứu toàn diện về hình thái, sinh thái, quần thể, quần lạc, phân bố, di cư và phát tán, dược sĩ Đào Kim Long đã xác định núi Ngọc Linh là quê hương của cây sâm mới, đặc biệt quý hiếm, chưa từng xuất hiện tại bất cứ nơi nào khác trên thế giới. Theo đánh giá của Tiến sĩ Trần Chí Liêm, Thứ trưởng Bộ Y tế Việt Nam: đây là cống hiến quan trọng cho khoa học, bổ sung tri thức mới về vùng phân bố chi Panax xuống tới vĩ tuyến 15 và bổ sung cho chi Panax họ Araliaceae một loài mới.

Sâm Nghị Gia hiện có 22,77 ha rừng nguyên sinh đặc dụng đầu nguồn trên đỉnh núi Ngọc Linh
Dãy núi Ngọc Linh

Nǎm 1979, Trung tâm Y tế Quảng Nam tổ chức điều tra ở 5 xã của huyện Trà My với sự giúp đỡ của Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả đợt điều tra là việc tìm thấy 1.337 cây trong 211 ô tiêu chuẩn. Trọng lượng trung bình thân rễ sâm là 5,26 gam; số thân có trọng lượng trên 25 gam là 7,39% và số thân rễ có trên 10 sẹo (ước tính trên 8 năm tuổi) là 36,9%. Đợt điều tra này đã thu được 1 thân rễ có tới 52 sẹo (ước tính cây trên 50 năm tuổi), đường kính 1,2 cm, tuy đây chưa phải là thân rễ sống lâu nhất. Trong những đợt tìm kiếm, điều tra về sau còn phát hiện ra cây khoảng 82 năm tuổi có rễ, củ và thân rễ dài hơn nửa mét.

3. Khám phá Phiên chợ sâm Ngọc Linh Nam Trà My

Cứ vào ngày 01đến ngày 03 hằng tháng, phiên chợ sâm vùng cao Nam Trà My lại mở cửa ngay ở trung tâm hành chính Tắc Pỏ thu hút hàng nghìn lượt người tham dự. Du khách sẽ cảm nhận được sự thật thà, chân chất của người miền núi. Tự do chọn mua những cây sâm Ngọc Linh được kiểm định chặt chẽ về chất lượng, những cây thuốc quý ở núi Ngọc Linh để chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp. Hiện nay, bạn có thể mua được loại sâm này với chất lượng tuyệt đối tại Sâm Nghị Gia.

Xem thêm:

Dược sỹ Đào Kim Long – cây đại thụ của nền Nam y hiện đại

—-

Sâm Nghị Gia – Sâm thật, giá trị thật.

Sâm Ngọc Linh là cây dược liệu quý hiếm, chỉ những cây sâm được sinh trưởng và phát triển tự nhiên tại dãy núi Ngọc Linh nằm giữa hai tỉnh Quảng Nam và Kon Tum của Việt Nam thì mới là sâm Ngọc Linh thật. Củ sâm Ngọc Linh thương hiệu Nghị Gia có nguồn gốc từ rừng nguyên sinh đặc dụng đầu nguồn của núi Ngọc Linh, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam, có quyết định cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý của Cục sở hữu trí tuệ ký ngày 30/07/2018.

Liên hệ với chúng tôi

SÂM NGHỊ GIA

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *