Hiện nay sâm Ngọc Linh vẫn được ví như một cô gái đẹp nhưng chưa nhiều người có dịp được tận mắt chiêm ngưỡng. Trong bài viết này Nghị Gia sẽ cung cấp đến quý khách hàng mô tả chi tiết nhất về hình dáng và đặc điểm của cây sâm quý này đến với mọi người. Hãy cùng xem ngay nhé!

1. Sâm Ngọc Linh là gì?

Sâm Ngọc Linh còn có tên gọi khác là Sâm Việt Nam, Sâm Khu 5, thuốc giấu (Xê Đăng).

Tên khoa học: Panax vietnamensis.

Mô tả

Đây là cây thân thảo, sống lâu năm. Cao từ 40 cm đến 1 m. Thân rễ mập, khoảng 3,5 cm. Mọc bò ngang như củ gừng, có nhiều đốt, không phân nhánh. Đoạn cuối thân rễ có củ hình cầu, đường kính khoảng 5 cm. Trên thân rễ có nhiều vết sẹo do thân khí sinh lụi hàng năm để lại. Mặt ngoài màu nâu nhạt, bên trong ruột có màu trắng ngà. Đốt trên cùng có 1 – 4 thân khí sinh mảnh mọc thẳng. Thân này nhẵn và rỗng, cao 40 – 80 cm.

Sâm Ngọc Linh trông như thế nào?
Hình dáng cây sâm Ngọc Linh

Lá mọc vòng, thường có 2 – 4 lá kép chân vịt. Mỗi lá kép thường có 5 lá chét hình trứng ngược hoặc hình mác. Dài từ 7 – 14 cm, rộng 3 – 5 cm. Gốc có hình nêm, mép lá có răng cưa nhỏ. Khoảng 19 cặp gân bên dọc theo gân chính của lá chét.

Cụm hoa mọc thành tán đơn ở ngọn thân, dài khoảng 25 cm. Có thể có thêm 1 – 4 tán phụ hoặc một hoa đơn độc. Cụm hoa chính có khoảng 50 – 120 hoa. Hoa có màu vàng lục. Đường kính khi nở của mỗi hoa trong cụm hoa chính khoảng 3 – 4 mm.  Đài hoa có 5 răng dài. Có 5 nhị, chỉ nhị hình sợi, bầu thượng, 1 ô.

Sâm Ngọc Linh có đầy đủ củ, rễ, thân, lá và quả
Sâm Ngọc Linh có đầy đủ củ, rễ, thân, lá và quả

Quả hạch, hình trứng. Khi chín có màu đỏ, thường có một chấm đen trên đỉnh quả. Hạt có hình thận, màu trắng.

Hạt sâm Ngọc Linh
Hạt sâm Ngọc Linh

2. Đặc điểm sinh trưởng của sâm Ngọc Linh

Năm 1985, Hà Thị Dụng và I. V. Grushvisky đã công bố Sâm Ngọc Linh là một loài hoàn toàn mới đối với khoa học. Loài sâm này chỉ được phát hiện ở vùng núi Ngọc Linh thuộc 2 tỉnh Quảng Nam và Kon Tum. Trước đây, sâm mọc tự nhiên ở độ cao khoảng 1500 – 2000 m. Hiện nay, người dân ươm mầm bằng hạt giống, sau đó đem trồng dưới tán rừng cổ thụ ở độ cao 1200 m.

Loại cây này ưa ẩm và ưa bóng. Thường mọc rải rác hoặc mọc thành đám nhỏ dưới các tán cây lá rộng. Môi trường nơi phát hiện nhiều sâm mọc tự nhiên thường xuyên có mây mù và ẩm ướt. Nhiệt độ trung bình khoảng 15 – 18°C, lượng mưa khoảng 3000 mm/năm. Đất vùng này chủ yếu được tạo thành do lá cây mục lâu ngày. Đất màu đen, tơi xốp, hàm lượng mùn cao và giàu độ ẩm.

Cây sinh trưởng mạnh trong mùa xuân – hè. Mùa ra hoa từ tháng 4 – 7, mùa quả từ tháng 9 – 10 và tương đối đều hằng năm. Sâm có khả năng tái sinh tự nhiên từ hạt khá tốt. Căn cứ vào các vết sẹo trên thân rễ, người ta tính được tuổi của các cây sâm.

Sâm Ngọc Linh - cây “thuốc giấu” của người Xê đăng
Hạt Sâm Ngọc Linh – cây “thuốc giấu” của người Xê đăng

Do quá trình khai thác quá ồ ạt, Sâm Ngọc Linh bị đe dọa tuyệt chủng. Chính quyền hiện đang đưa ra các chính sách đầu tư và nghiên cứu. Khuyến khích người dân nhân giống rồi đem trồng dưới các tán rừng để bảo tồn loài cây quý hiếm này.

Trên đây là những thông tin chi tiết về hình dáng và đặc điểm sinh trưởng của sâm Ngọc Linh, hy vọng quý vị đã có những thông tin thật hữu ích. Cùng xem thêm các nội dung khác trên website samnghigia.com của chúng tôi nhé!

Xem thêm

Địa chỉ mua sâm Ngọc Linh ở đâu uy tín chất lượng nhất 2021?

Vua sâm Nguyễn Văn Lượng – Hành trình trở thành tỷ phú

Liên hệ với chúng tôi

SÂM NGHỊ GIA

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *